19 Cảm nghĩ về những câu ca dao châm biếm lớp 7 hay nhất 3 bài ngắn gọn mới nhất
Nghệ thuật không có đích đến và không có người đến đích. Trên hành trình miên viễn ấy, những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính luôn đồng hành cùng con người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp. Có những tác phẩm dù ra đời cách đây mấy trăm năm đến mấy ngàn năm mà đến hôm nay và cả mãi sau này vẫn được lớp lớp thế hệ độc giả không ngừng nhắc đến. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn cảm nghĩ về những câu hát châm biếm. Khi cảm nghĩ, các bạn cần bám sát vào bài ca dao, đồng thời có thể bộc lộ những đánh giá, những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn. Các bạn có thể tham khảo những bài làm văn mẫu dưới đây để từ đó có thể định hình cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!
Mục lục
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG CÂU CA DAO CHÂM BIẾM
Ca dao dân ca luôn là kho tàng tri thức phong phú của bao thế hệ dân tộc ta. Trong đó em yêu thích nhất là chùm ca dao dân ca châm biếm hài hước.
Bài thơ thứ nhất giới thiệu về chú tôi. Chú là “người hay” nghĩa là giỏi, ham, thích, nghiện nhiều thứ: rượu, chè, ngủ trưa. Chú còn là người rất “giàu mơ ước” mà toàn mơ để không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt. Hai dòng đầu là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao gặp cô gái mặc yếm đào, liền cất ướm hỏi cho ông chú của nó. Bài này châm biếm những kẻ nghiện rượu chè, ngủ nghê tùy thích, lười làm việc.
Bài ca dao thứ hai nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói.
- Số cô không giàu thì nghèo
- Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
- Số cô có mẹ có cha
- Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông
- Số cô có vợ có chồng
- Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
Bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn nó dựa thực chất là chỉ đánh vào tâm lý của người khác để kiếm tiền. Lời nói của thầy bói kiểu nước đôi: không giàu thì nghèo, cha là đàn ông, mẹ đàn bà, đẻ con trai hoặc gái. Đó là điều hiển nhiên và là quy kuaatj của tạo hoán. Điều này ai cũng biết không cần phải nhờ vào thầy bói.
Còn bài thơ thứ ba là bài thơ phê phán lên án chế độ ma chay hủ tục lạc hậu của xã hội xưa.
- Con cò chết rũ trên cây
- Cò con mở lịch xem ngày làm ma
- Cà cuống uống rượu la đà
- Chim ri…
Mỗi con vật trong bài ba tượng trưng cho một loại người:Con cò tượng trưng cho người nông dân xấu số. Con cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền binh, có chức có quyền. Chim ri, chào mào tượng trưng cho đám lính lệ, tay sai. Chim chích tượng trưng cho anh mõ dưới chế độ phong kiến. Chọn con vật để nói về người, từng con vật với đặc điểm của nó giúp người đọc thấy được những hình ảnh ẩn dụ sinh động về hạng người mà nó tượng trưng. Từ đó, càng nổi bật được sự châm biếm đối với các loại người đó. Cảnh tượng trong bài không phù hợp với với đám tang vì đám tang mà lại có cảnh chia chác, đánh chén linh đình. Bài ca phê phán những hủ tục ma chay thời xưa và thời nay ở một số nơi vẫn có. Điều này vừa gây phiền hà, gây tốn kém cho gia đình người thiệt phận, cho cả hàng xóm, họ mạc…Trong bài thứ tư, tác giả lại châm biếm những người không có gì mà vẫn muoins làm điệu, khoe khoang. Cậu cai được miêu tả có nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn. Cách ăn mặc thể hiện sự giàu sang, kệch cỡm của cậu chỉ huy hạng bét. “Áo ngắn đi mượn – quần dài đi thuê” cho một chuyến đi làm việc hiếm hoi. Thể hiện được sự không có đủ quần áo phải đi mượn, đi thuê. Mỉa mai, pha chút thương hại cái thân phận thấp bé, tép riu của cậu cai nhưng lại thích ra oai, ta là người có quyền lực. Tác giả đã rất khéo lựa chọn cách xưng hô “cậu cai” thể hiện tính chất nịnh bợ vừa có tính châm biếm. Hơn nữa, bằng việc miêu tả cậu cai, tác giả đã cho chúng ta thấy cái sự bắng nhắng của nhân vật: quan không ra quan mà người dân không ra người dân. Từ đây, bằng biện pháp phóng đại, cậu cai trở thành trò cười cho thiên hạ. Và như vậy, chùm ca dao ngắn gọn nhưng lại vẽ lên bộ mặt của rất nhiều loại nguời với những thói hư tật xấu trong cả một xã hội. Từ đó mang lại cho bạn đọc bao thế hệ những bài học quý báu trong cuộc sống.
NHững câu ca dao châm biến thường được truyền miệng để đúc kết những kinh nghiệm quý báu
BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG CÂU CA DAO CHÂM BIẾM LỚP 7
Từ đời sống thường ngày và đời sống lao động, những kinh nghiệm, những bài học, những hiện thực cuộc sống đã được nhân dân ta đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ làm phong phú thêm cuộc sống sinh hoạt của mình. Ca dao châm biếm cũng là một phần trong đó thể hiện tiếng cười dân gian sự trào phúng trước những hiện thực cuộc sống thông qua các phép ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ từ đó phê phán những thói hư tật xấu ở đời. Ta sẽ vô cùng tức cười khi nghe lời của con cò khi giới thiệu về chú của mình với cô yếm đào:
- Cái cò lặn lội bờ ao,
- Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
- Chú tôi hay tửu hay tăm,
- Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
- Ngày thì ước những ngày mưa,
- Đêm thì ước những đên thừa trống canh.
Hai câu đầu tiên là dẫn dắt, lời giới thiệu đầy hóm hỉnh của cò con. Ta thấy hiện ra ở đó một cô gái nhỏ nhắn duyên dáng xinh đẹp qua hình ảnh “ cô yếm đào”. Và có lẽ để hợp với cô thì chú của cò cũng phải là một người rất xứng đáng. Ấy vậy mà qua lời cò con ta lại thấy trái ngược hoàn toàn. Chú tôi vừa hay tửu lại hay tăm hay nước chè đặc lại hay nằm ngủ trưa. Điệp từ “hay” xuất hiện tưởng chừng sẽ mở ra một loạt tài năng của chú nhưng nó lại là hay rượu che còn lười biếng ham ngủ. Bức chân dung biếm họa về chú cò làm ta liên tưởng đến hình tượng những người lười lao động ham mê hưởng thụ ăn chơi. Không chỉ sự lười biếng còn làm nảy sinh những ước muốn không giống ai của người chú. Người ta thích nắng thì chú lại thích mưa thích ngày dài đêm ngắn để có nhiều thời gian lao động thì chú lại mong đêm thừa trống canh. Chỉ vài dòng lục bát mà hình ảnh người chú lười biếng ham ăn chơi rượu che với suy nghĩ trái nết đã hiện ra một cách rõ nét. Với những “đức tính” của chú liệu cô yếm đào có trao thân gửi phận cho chú. Cuộc mai mối chênh lệch này đã tạo ra tiếng cười đả kích những con người lười làm ham hưởng thụ trong xã hội.
Bài ca dao dưới đây lại là tiếng cười trước lời phán của ông thầy bói:
- Số cô chẳng giàu thì nghèo,
- Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.
- Số cô có mẹ, có cha,
- Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
- Số cô có vợ có chồng,
- Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Con người ngày xưa quan niệm ai cũng có số mệnh, ai cũng muốn biết trước số phận của mình và họ tin là những ông thầy bói có thể biết trước điều đó. Nếu thật vậy thì những lời tiên đoán sẽ chẳng có gì đáng cười nhưng ở đây lại tạo nên tiếng cười trào phúng bởi những lời phán nước đôi. Phán về gia đình, tình duyên, con cái, đều là những điều quan trọng mà ai cũng quan tâm. Nhưng cách phán chả giàu thì nghèo, mẹ đàn bà, cha đàn ông, gia đình, con cái đều ba phải nước đôi toàn là những điều ai cũng biết. Những chuyện chẳng ra đâu vào đâu ấy lại được phán bằng chất giọng nghiêm nghị thiêng liêng. Đây chính là mánh khóe sự bịp bợm lừa đảo dựa vào tính mê tín dị đoan để hòng moi tiền những người nhẹ dạ, cả tin của những kẻ giả danh thầy bói. Bài ca dao tạo nên tiếng cười cũng là lời phê phán việc lợi dụng lòng người để kiếm tiền đồng thời cảnh báo những người nhẹ dạ cả tin.
Chỉ qua hai bài ca dao ta đã thấy được những hiện thực xã hội đương thời với những nét hủ tục mê tín. Một xã hội đen tối nhếch nhác thảm hại được khắc họa qua tiếng cười đầy trào phúng lại cũng chứa đồng thời sự phê phán lên án thói hư tật xấu ở đời.
BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 3 CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG CÂU CA DAO CHÂM BIẾM
Trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam bên cạnh những câu ca dao than thân trách phận, ca dao tình nghĩa… thì còn có rất nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày lên án, tố cáo các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đê tiện làm hại cho xã hội, nhũng sự việc bất bình trong cuộc sống đời thường đang ngang nhiên diễn ra. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian:
- Số cô chẳng giàu thì nghèo,
- Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.
- Số cô có mẹ, có cha,
- Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
- Số cô có vợ có chồng,
- Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Bài ca dao là lời của thầy bói – phán những chuyện hệ trọng trong cuộc đời một con người. Lời phán cụ thể, rõ ràng, chắc như đinh đóng cột những chuyện hiển nhiên của tạo hóa.Nói dựa, nói nước đôi, đây là cách châm biếm, phên phán dùng chính những lười lẽ của thầy bói để vạch trần bộ mặt lừa bịp, dối trá, gian xảo của hắn. Ấy vậy mà vẫn có những kẻ cả tin, cứ gật gù cho lời thầy là phải, thầy thật là tài tình, biết được mệnh trời, thiên cơ thấu suốt. Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa lọc người khác để kiếm tiền, cũng phê phán những người ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.
- Cái có lặn lội bờ ao,
- Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
- Chú tôi hay tửu hay tăm,
- Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
- Ngày thì ước những ngày mưa,
- Đêm thì ước những đem thừa trống canh.
Bài nàylà lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Chân dung của người chú là bức biếm họa được vẽ toàn bằng những nét giễu cợt, mỉa mai. Cô yếm đào là hình ảnh tương phản với hình ảnh của nhân vật chú tôi. Chiếc yếm đào tượng trưng cho những cô gái nông thôn trẻ, đẹp. Xứng đáng lấy cô yếm đào phải là chàng trai chăm chỉ, giỏi giang chứ không thể là người có nhiều thói hư tật xấu. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dân gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại.
- Cậu cai nón dấu lông gà
- Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai
- Ba năm được một chuyến sai
- Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê
Trong bộ máy cai trị ấy, nhỏ nhất là cậu lệ (cậu lính lệ) và cậu cai kia, hơn hẳn cậu lính lệ một bậc. Họ phát hiện ra cái sự thật nực cười mà cậu cai cố tìm cách dấu đậy nó đi:
- Ba năm được một chuyến sai
- Áo ngắn đi mượn, quằn dài đi thuê
Thảm hại biết bao vì tất cả những thứ hào nhoáng kia đều thuộc về người khác, cậu ta chả có gì, chả là cái gì vậy mà lại hay khoe mẽ. Những bài ca dao châm biếm đã đả phá sâu sắc đến những thói hư tật xấu trong xã hội. Tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại để châm biếm cái gọi là quyền hành và thân phận thảm hại của cậu cai Đó là những lời đả kích, châm biếm ý nhị mà sâu cay cùng với đó là những bài học triết lí vô cùng sâu sắc. Sức sống mãnh liệt của ca dao – dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.